MÌNH LÀ THẾ ANH!
Thợ Marketing Thực Chiến
Nếu bạn đang sở hữu một thương hiệu và muốn phát triển, tôi rất mong được trở thành một mảnh ghép trong hành trình phát triển.
Với 5 năm kinh nghiệm trong Digital Marketing và 2 năm thực chiến Performance trên nền tảng thương mại điện tử, tôi tin rằng sẽ luôn có một giải pháp tối ưu nhất để phát triển thương hiệu, tự tin cân mọi thể loại Brief từ đối tác, khách hàng. Người ta gọi vui là “Chiến thần giải Brief”. Mong muốn và yêu cầu của đối tác như một bài toán, nhưng với tôi mọi bài toán đều có lời giải nếu như có đủ biến số. Vậy nên, tôi rất mong muốn nhận được biến số thông qua một vài cuộc hẹn, hoặc gặp mặt online.
Đối tác làm việc hàng đầu:
Tài Nguyên Miễn Phí
Blog
Nâng cao kiến thức của bạn với các bài viết về Digital Marketing, UX/UI, Data Analytics và hơn nữa.
Thuật Ngữ Marketing
Tài nguyên này giúp nâng cao hiểu biết của bạn về các thuật ngữ marketing và từ viết tắt được dùng phổ biến.
Tài nguyên Marketing
Tất cả các mẫu marketing được thiết kế để giúp bạn thực hiện hiệu quả công việc của mình ngay bây giờ.
Case Study
Chúng tôi cung cấp hàng trăm Case Study về marketing và growth để giúp bạn làm cho công việc của mình trở nên tốt hơn.
Khoá học
Hàng trăm khoá học Marketing giá trị truyền tải Miễn Phí và có phí giúp bạn học nhanh hơn trong lộ trình trở thành Marketer giỏi
Giải Pháp
Creative
- Thiết kế logo
- Đặt tên thương hiệu / slogan / tagline
- Thiết kế bao bì - poster - catalogue - profile
- Thiết kế website
- Bộ nhận diện thương hiệu
Mentoring
- Thương hiệu cá nhân
- Xây dựng đóng gói khoá học
- Chiến dịch Marketing
- Chiến dịch truyền thông
- Kế hoạch kinh doanh
Consultant
- Nhượng quyền thương hiệu
- Chiến lược Marketing
- Chiến lược thương hiệu
- Công cụ Marketing
- Xây kênh Tiktok
- Chiến lược phễu
- Chiến lược tiếp thị đa kênh
Executive
- Content marketing
- SEO
- Lead Generation
- Social marketing
- Inbound marketing
- KOL - KOC - Influencer Marketing
- Video Marketing
Bài viết mới nhất
Cải thiện kiến thức của bạn về digital marketing bằng cách đọc các hướng dẫn chi tiết được viết bởi nhóm chuyên gia của chúng tôi.
Nhận Định Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Trên Tiktok Shop 2025 – P1
Năm 2025 hứa hẹn mang đến những biến động lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Nhận Định Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Trên Tiktok Shop 2025 – P1
Năm 2025 hứa hẹn mang đến những biến động lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Các seller nhỏ lẻ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đồng thời, những seller biết nắm bắt cơ hội sẽ tìm ra lối đi cho mình. Đây là những xu hướng chính, thay đổi chính sách và lời khuyên dành cho seller trong năm tới.
1. Thị Trường TMĐT 2025 (Tiktok)
TikTok Giảm Hỗ Trợ Voucher
Bắt đầu từ tháng 1/2025, TikTok tuyên bố cắt giảm 90% voucher hỗ trợ. Hàng loạt livestream lớn trong tháng 1 (megalive) bị hủy do vì bị cắt Voucher . Các voucher còn lại sẽ chỉ tập trung hỗ trợ top 10% seller chuyển đổi tốt nhất và các team debut người nổi tiếng (KOL/CELEB) lên livestream.
Livestream Vẫn Dẫn Đầu Xu Hướng
Livestream vẫn là xu hướng bán hàng chính trong 2025. Tại Trung Quốc (Douyin), hầu hết seller đều tự xây team livestream in-house và tự livestream daily (livestream mỗi ngày) để tối ưu traffic. Seller nhỏ Việt Nam cũng cần đầu tư team để đáp ứng xu hướng này.
Chuyển Sang Kênh UGC
TikTok đang từ bóp luồng traffic của seller và đổ traffic sang KOL và KOC. Tuy nhiên, kênh UGC (User Generated Content) đang được đánh giá cao hơn nhờ traffic tự nhiên tốt hơn vì nội dung mang tính khách quan hơn và dễ thuyết phục người xem ra quyết định mua hàng.
2. Thách Thức Tài Chính
Phí Tăng Cao, Lợi Nhuận Giảm
Phí sàn đã tăng từ 2% (2022) lên đến 19-20% (2025), gây áp lực lên cho seller. Nếu trước đây lãi rọng là 10-15%, thì nay có thể bị âm từ vài phần trăm.
Giá Cạnh Tranh Không Thể Tăng
Seller giá rẻ bị kéo xuống vì không thể tăng giá trong một thị trường cạnh tranh gay gắt, buộc phải chuyển qua cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng, chế độ bảo hành hoặc tìm hướng đi phân khúc cao cấp.
3. Chiến Lược Mới Cho Seller
Tạo Kênh Livestream và đội Livestream Daily In-house
Seller nhỏ cần xây dựng team livestream in-house (hoặc có các đối tác livestream ruột) để tự chủ động trong việc quản lý traffic. Đầu tư vào ánh sáng, background, decor để nâng cao chất lượng livestream, từ đó tăng mức độ trải nghiệm mua hàng trên Livestream.
@phannhovn Xây đội livestream in house quy trình sẽ như thế nào anh chị em muốn tìm hiểu thì đăng ký tại link bio nhé #bigmanmarketing #live #phanducnho #livestream ♬ nhạc nền – Phan Đức Nho
Kết Hợp Xây Dựng Nội Dung UGC
Xây dựng kênh UGC có traffic tự nhiên cao. Theo thuật toán TikTok: kênh affiliate có gian hàng trưng bày (không gắn seller) có traffic tốt hơn. Seller nên tạo kênh thử gắn giỏ hàng trực tiếp qua seller và gắn giỏ hàng thông qua affiliate để thử nghiệm mức độ hiệu quả trong traffic đổ về shop.
Đổi Mới Sản Phẩm
Nếu đang bán sản phẩm giá rẻ, hãy chuẩn bị “plan B” bắt đầu xây dựng một thương hiệu phân khúc cao cấp. Sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn giúp thoát khỏi cạnh tranh không lành mạnh của phân khúc giá rẻ.
4. Nhận Định Về TMĐT 2025
Năm 2025: Thời Điểm Khó Khăn
2025 sẽ là năm khó khăn cho nhiều seller do chi phí cao, cạnh tranh mạnh, và thay đổi từ nền tảng. Nhiều seller nhỏ lẻ sẽ rời cuộc chơi nếu không có kế hoạch dự phòng cũng như chuẩn bị kĩ đội ngũ nhân sự trẻ (genz) để bắt kịp xu hướng, tập trung đầu tư nguồn lực vào 3 hạng mục sau:
- Tăng Khả Năng Thích Nghi: Test nhiều chiến lược mới, đặc biệt là livestream in-house và làm nội dung UGC.
- Tìm Hiểu Thị Trường: Hiểu các thay đổi thuật toán phân phối traffic của TikTok để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu.
- Xây Thương Hiệu: Đầu tư vào Branding như một kế hoạch dài hạn.
2025 sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng cũng là cơ hội lớn cho seller biết bắt nhịp xu hướng, chúc anh em seller thành công rực rỡ trong năm mới.
Vé Số Và Bánh Mì
“Squid Game trở thành hiện tượng còn do nó gãi đúng chỗ ngứa. Không phải tự nhiên mà
Vé Số Và Bánh Mì
“Squid Game trở thành hiện tượng còn do nó gãi đúng chỗ ngứa. Không phải tự nhiên mà cụm từ “nô lệ tư bản” trở nên phổ biến mấy năm gần đây. Ít nhất giới trẻ Hàn Quốc và toàn cầu đã biết đặt câu hỏi về thực trạng của họ. Tại sao tôi làm quần quật thế này mà mãi không trả được nợ? Tại sao con nhà giàu tiếp tục giàu dù nó không giỏi và không nỗ lực? Tại sao nó được thất bại còn tôi bị dí đến chết?
Kể cả khi người nghèo siêu thông minh, siêu cố gắng, siêu may mắn, vị trí cao nhất họ có thể vươn đến được là Front Man của trò Squid Game. Nhiệm vụ của họ là gì? Đảm bảo cho trò chơi của tư bản được tồn tại vĩnh viễn. Đảm bảo cho con người luôn vì tiền mà giẫm đạp lên nhau. Đừng hỏi tại sao mình không ưa mấy đứa mở miệng ra là tiền tiền. Chúng nó đang góp phần đầu độc tư tưởng của nhân loại.”
Ở mùa 2, tập phim mang chủ đề “vé số và bánh mì” ông chú Gong Yoo đã trao cho những người nghèo trong công viên 2 sự lựa chọn: “ăn bánh mì để no bụng” hay “chọn vé số để có cơ hội đổi đời”. Kết quả là 99/100 người đã chọn vé số thay vì bánh mì, vậy Vì sao người nghèo không chọn bánh mì? 🥺
5 lý do khiến người nghèo không chọn bánh mì
1. Người nghèo bị hệ thống bất công đẩy vào thế bế tắc
Người nghèo biết rằng, lao động không mang lại sự đổi đời, dù họ có làm việc chăm chỉ, người nghèo vẫn bị mắc kẹt trong vòng lặp nghèo đói. Thu nhập của họ thường chỉ đủ trang trải nhu cầu cơ bản như ăn, ở, và trả nợ. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt không ngừng tăng, khiến họ chẳng bao giờ tích lũy đủ để thay đổi hoàn cảnh. Lúc này việc chọn bánh mì chỉ là sống qua ngày, chọn vé số lại mang một hy vọng đổi đời, dù mong manh. Và ở trong một Xã hội bất công thì những người giàu có các đặc quyền và nguồn lực để gia tăng tài sản, trong khi người nghèo bị bó buộc bởi nợ nần và chi phí cố định, vé số trở thành công cụ duy nhất người nghèo tin tưởng để thoát khỏi sự bất công này.
2. Tâm lý hy vọng vượt thoát hiện thực
Khi người nghèo cảm thấy mọi nỗ lực của mình không mang lại kết quả, họ sẽ tìm đến những lựa chọn rủi ro cao với hy vọng thu được kết quả lớn. Vé số chính là lựa chọn lý tưởng vì hứa hẹn một cơ hội “một bước lên mây”. Cảm giác của họ lúc này dường như là “không còn gì để mất”, Khi bánh mì chỉ giúp no bụng tạm thời, vé số hứa hẹn điều lớn hơn: sự thay đổi toàn diện. Tất cả những điều này đem lại cho người nghèo một sự ảo tưởng về may mắn, Những câu chuyện “người nghèo trúng số và trở nên giàu có” thường được lan truyền rộng rãi, khiến nhiều người tin rằng may mắn có thể là lối thoát của họ. Trong khi đó, những lựa chọn thực tế như làm việc chăm chỉ, tiết kiệm lại bị cho là không đủ để thoát nghèo, vé số gần như đã trở thành “giấc mơ” trong cuộc sống mờ mịt.
3. Xã hội và hệ thống tổ chức lợi dụng tâm lý người nghèo
Các chính trị gia thường tận dụng sự tuyệt vọng của người nghèo bằng cách đưa ra những lời hứa về cải thiện đời sống. Nhưng khi không thực hiện được, họ lại tiếp tục hứa. Điều này khiến người nghèo mất niềm tin vào những giải pháp dài hạn. Lúc này vé số, với lời hứa đổi đời ngay lập tức, trở nên đáng tin hơn. Cách mà các chính trị gia áp dụng cũng giống một số tổ chức tôn giáo tạo ra hình ảnh về một “thiên đường hoàn mỹ”, khuyến khích người nghèo hy sinh những gì họ có hiện tại để đổi lấy một giấc mơ ở tương lai. Tương tự, vé số cũng khai thác tâm lý này, hứa hẹn một “thiên đường vật chất” để người nghèo đặt cượ, từ đó trở thành một cách để họ theo đuổi “phép màu” mà không phải giải pháp thực tế.
4. Thiếu lựa chọn thực tế để thoát nghèo
Chúng ta đều biết, giáo dục là con đường thoát nghèo hiệu quả nhất, nhưng người nghèo thường không có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng. Thiếu hiểu biết về tài chính và các công cụ hỗ trợ khiến họ không biết cách thoát khỏi vòng lặp nghèo khó. Hơn nữa, nền giáo dục chất lượng cao hiện này thường đi kèm với một chi phí không hề nhỏ, cho nên với thực trạng xã hội “tư bản nô lệ” thì đối với người nghèo: Vé số, dù ít cơ hội, vẫn là cách dễ dàng nhất để “đầu tư” và có nhiều hy vọng thoát nghèo hơn việc tiếp cận giáo dục. Chưa kể những biến động kinh tế khiến người nghèo càng khó thoát khỏi hoàn cảnh. Chọn vé số, dù là hành động cảm tính, lại mang đến cảm giác an ủi hơn việc đối mặt với hiện thực.
5. Vé số là sản phẩm tạo ra xã hội chứ không phải lỗi của người nghèo
Hành động chọn vé số không phải vì người nghèo thiếu lý trí, mà vì xã hội đã bóp nghẹt những lựa chọn tốt hơn. Thay vì đầu tư vào các giải pháp cải thiện thực tế như giáo dục, đào tạo nghề, hoặc hỗ trợ tài chính, xã hội lại dễ dàng duy trì những “công cụ” như vé số để người nghèo tiếp tục hy vọng trong vô vọng, vé số là một vòng lặp mà hệ thống tạo ra để duy trì sự kiểm soát.
“Nếu bạn cầm súng, tôi cầm súng, chúng ta có thể nói về luật lệ. Nếu bạn cầm một con dao, và tôi cầm một con dao, chúng ta có thể nói về quy tắc. Nếu bạn đến tay không và tôi đến tay không, chúng ta có thể nói về lý do. Nhưng nếu bạn có súng và tôi chỉ có một con dao, thì sự thật nằm trong tay bạn. Nếu bạn có súng và tôi không có gì, thứ bạn cầm không chỉ là vũ khí, mà đó còn là cuộc sống của tôi. Những khái niệm về luật lệ, các quy tắc và đạo đức chỉ có ý nghĩa khi chúng dựa trên bình đẳng. Sự thật phũ phàng của thế giới này là khi tiền lên tiếng, sự thật im lặng. Và khi quyền lực lên tiếng, thì ngay cả tiền cũng lùi lại 3 bước. Những người tạo ra các quy tắc, thường là những người đầu tiên phá vỡ chúng. Quy tắc là thứ kìm kẹp kẻ yếu, công cụ là cho kẻ mạnh. Trên thế giới này, bất cứ điều gì tốt đẹp phải được giành lấy,. Những người cầm quyền đang cạnh tranh khốc liệt để giành lấy tài nguyên, trong khi chỉ có kẻ yếu mới ngồi yên chờ được chia sẻ.”
Tóm lại
Người nghèo không chọn bánh mì vì họ không chỉ cần no bụng, họ cần một cơ hội thoát khỏi thực tại. Nhưng trong một hệ thống bất công, những cơ hội đó không tồn tại hoặc quá khó để đạt được. Vé số, dù mong manh, vẫn là tia hy vọng duy nhất mà họ có thể nắm bắt.
Nhiều người xem phim chỉ trích về sự ngu dốt khi chọn vé số, nhưng trong hoàn cảnh này, chọn vé số thay vì bánh mì là biểu hiện của sự tuyệt vọng, khao khát vượt thoát, và cũng là sản phẩm của một hệ thống bất công. Nó phản ánh một thực trạng xã hội nơi mà người nghèo bị bóc lột, thiếu giáo dục, và bị dẫn dắt bởi những lời hứa hẹn ảo tưởng. Thay vì chỉ trích người nghèo, cần thay đổi hệ thống để họ có những lựa chọn thực tế hơn, không chỉ là bánh mì hay vé số, mà là con đường để thực sự thoát nghèo. Chỉ khi đó, “bánh mì” mới thực sự trở thành lựa chọn hàng đầu.
Bạn không thể livestream? Recap training live 13.12.2024
BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG LIVE Recap training livestream_13.12.2024 Nguồn: Hợp tác xã chị em Về tôi • Mình
Bạn không thể livestream? Recap training live 13.12.2024
BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG LIVE
Recap training livestream_13.12.2024
Nguồn: Hợp tác xã chị em
Về tôi
• Mình làm Push Marketing: tập trung vào các hoạt động đẩy sản phẩm ra thị trường và chủ động tìm kiếm khách hàng (khác với Pull Marketing là tạo ra nhu cầu, truyền thông…)
• Về kinh nghiệm trong livestream: tính riêng TikTok mình đã thực hiện vận hàng 2.079 phiên live, tổng thời lượng 8.872 giờ live từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2024
NỘI DUNG BUỔI ĐÀO TẠO LIVESTREAM
• Why livestream?
• So sánh các nền tảng livestream phổ biến tại Việt Nam
• Cấu trúc 1 team livestream hoàn chỉnh
• Chân dung livestreamer chuyên nghiệp
• Các lỗi vi phạm chính sách hay gặp nhất trên LIVE
• Thực hành phân tích case study vi phạm chính sách
BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG LIVE nếu bạn là người mới bắt đầu trên nền tảng. Livestream mang lại cho bạn doanh số nhanh hơn và số follow nhanh hơn.
WHY LIVESTREAM?
• Tại Trung Quốc, đến nay, theo công cụ nghiên cứu thị trường Coresight Research, hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển thành một thị trường trị giá 512 tỉ USD
• Tại Việt Nam, có khoảng 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong 3 tháng đầu năm 2024. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng
• Số liệu qua thực tế vận hành của Thảo: 80% doanh số của shop đến từ livestream; doanh số chiến dịch Affiliate live gấp 10 lần doanh số từ video
SO SÁNH CÁC NỀN TẢNG LIVESTREAM PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
• SHOPEE: người dùng vào livestream với mục đích chính để lấy mã giảm giá mua hàng, ít tương tác với host live
• TKTOK: người dùng xem livestream với mục đích “mua sắm giải trí”, được nghe giới thiệu về sản phẩm, được thay đổi các trạng thái cảm xúc trong phiên livestream thông qua lời dẫn dắt của host live và sự thay đổi về giá sản phẩm qua từng thời điểm
CẤU TRÚC 1 TEAM LIVE HOÀN CHỈNH
• Team vận hành có: Vận hành LIVE, Kỹ thuật
• Team LIVE có: Host LIVE, trợ LIVE
CHÂN DUNG LIVESTREAMER CHUYÊN NGHIỆP
• Có kiến thức:
— Kiến thức sản phẩm
— Kiến thức ngành
— Kiến thức nền tảng
— Kiến thức về quy trình LIVE
• Phong thái chuyên nghiệp
— Trang phục, make up phù hợp với sản phẩm
— Minh bạch và trung thực khi quảng bá sản phẩm
— Đưa ra lời đánh giá trung thực và không thiên vị, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực của sản phẩm
— Nêu rõ các ứng dụng của sản phẩm trong thực tế
— Tránh bán rong hoặc bán hàng theo kiểu “chợ búa”
• Chủ động thu hút người xem
— Tích cực trả lời câu hỏi của khách hàng
— Đạt câu hỏi trong phiên LIVE để khuyến khích người dùng tham gia
— Nhìn thẳng về phía camera trong phiên LIVE
— Đảm bảo khung nền sạch sẽ, gọn gàng và không lộn xộn, để người xem không bị phân tán
— Sử dụng ngôn ngữ thị trường mục tiêu để hấp dẫn người xem
CÁC LỖI VI PHẠM CHÍNH SÁCH HAY GẶP NHẤT TRÊN LIVE
TUYÊN BỐ PHÓNG ĐẠI
• Sử dụng hình ảnh trước và sau để chứng minh hiệu suất của sản phẩm hoặc tác dụng đối với cơ thể con người
• Tuyên bố tác dụng của sản phẩm sẽ có hiệu lực trong 1 thời gian quy định mà ko cần bất kỳ bằng chứng nào
— nhận thấy kết quả trong 3 ngày
— giải quyết tình trạng rụng tóc trong 1 tuần
• Tuyên bố điều trị hoặc ngăn ngừa các tình trạng hoặc triệu chứng y tế
— chữa khỏi bệnh tim
— ngăn ngừa nếp nhăn
• Tuyên truyền tuyệt đối mà không có bằng chứng khách quan, liên quan và hợp lệ để chứng minh
— sản phẩm số 1 châu Á
— 100% thiên nhiên và hữu cơ
— đây là sản phẩm tốt nhất
— duy nhất sản phẩm này có thể giúp bạn
• So sánh và chê bai
— Sản phẩm của chúng tôi hiệu quả hơn sản phẩm kia
— Sản phẩm này rẻ hơn 10.000đ so với sản phẩm kia
• Khắc phục
— Cung cấp bằng chứng về chứng nhận sản phẩm từ chính quyền địa phương để hỗ trợ bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra
— Cung cấp các tuyên bố từ chối trách nhiệm với nội dung
kết quả thực tế có thể khác
— trải nghiệm của từng cá nhân có thể khác nhau
— tùy theo các yếu tố tuổi tác, loại da và tần suất sử dụng
— dựa trên nghiên cứu lâm sáng thực hiện trên 80 phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40 vào tháng 12 năm 2021
CHUYỂN HƯỚNG LƯU LƯỢNG TRUY CẬP
• Không đưa ra các thông tin mang ý nghĩa kêu gọi hành động để khuyến khích khách hàng rời khỏi TikTok Shop
— link dẫn đến các website và nền tảng khác
— số điện thoại
— Email
— mã QR
— nhắc tên các nền tảng khác
— từ “nhắn tin”, “gọi điện”
NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG KÉM
• Phát song song: phát song song không được cho phép vì lý do về chất lượng của nền tảng và sự quan tâm đến an toàn cũng như để bảo vệ trải nghiệm người dùng. Nhà sáng tạo không bị hạn chế trong việc phát nội dung hoặc phát trực tiếp trên các nền tảng khác, tuy nhiên không nên phát song song trên nhiều nền tảng cùng 1 lúc
• Khung hình tĩnh: Một buổi livestream được coi là tĩnh khi ko có hoạt động trên màn hình diễn ra hoặc hình ảnh tĩnh được hiển thị với ít hoặc ko có chuyển động
NỘI DUNG QUẢN LÝ CÂN NẶNG
• CẤM nội dung quản lý cân nặng dưới mọi hình thức:
Cổ xúy hình ảnh cơ thể không lành mạnh hoặc mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm.
Tuyên bố rằng việc giảm cân hoặc tăng cân dễ thực hiện hoặc được đảm bảo.
Tuyên bố rằng sản phẩm có thể trực tiếp đốt mỡ, tăng cường trao đổi chất, ngăn cảm giác thèm ăn hoặc tăng tốc các quá trình tự nhiên khác của cơ thể.
Hứa hẹn hoặc đảm bảo rằng chỉ riêng một sản phẩm cụ thể, mà không đi kèm chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục phù hợp, có thể giúp giảm hoặc tăng cân.
Tuyên bố rằng người dùng có thể giảm cân chỉ bằng cách đeo sản phẩm hoặc bôi sản phẩm lên da.
Bao gồm bất kỳ phương tiện truyền thông nào minh họa tác dụng “trước và sau” của một sản phẩm cụ thể đối với cân nặng của người dùng.
Nêu rõ giá trị calo của một sản phẩm cụ thể hoặc số cân mà người dùng có thể tăng hoặc giảm khi tiêu thụ sản phẩm đó
• Khắc phục nội dung quản lý cân nặng
— TikTok Shop cho phép bán các sản phẩm bổ sung cho hoạt động tập luyện, sức khỏe, thể chất và làm đẹp, cũng như nội dung quảng cáo các sản phẩm này. Tuy nhiên, danh sách niêm yết sản phẩm của các sản phẩm này không được đưa ra tuyên bố về quản lý cân nặng hoặc quảng cáo rằng đó là sản phẩm quản lý cân nặng, đồng thời phải tuân thủ tất cả các luật hiện hành liên quan đến việc bán hoặc quảng cáo các sản phẩm đó.
— ĐƯỢC nhấn mạnh các thành phần tốt cho sức khỏe trong sản phẩm, nhưng bạn nên tránh tuyên bố cụ thể về tăng/giảm lượng mỡ hoặc tăng/giảm cân
— NÊN:
++ Ủng hộ phương pháp tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
++Nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh
++ Luôn nhấn mạnh những lợi ích chung của sản phẩm quản lý cân nặng
Starbucks đã “thao túng tâm lý” khách hàng như thế nào?
Starbucks không chỉ đơn thuần là một thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu, mà còn ẩn
Starbucks đã “thao túng tâm lý” khách hàng như thế nào?
Starbucks không chỉ đơn thuần là một thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu, mà còn ẩn chứa một mô hình kinh doanh độc đáo khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Đằng sau ly cà phê nóng hổi, thương hiệu này đã áp dụng chiến lược “thao túng tâm lý” khách hàng để xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành, đồng thời vận hành một hệ thống tài chính độc đáo mà không cần trở thành một ngân hàng chính thức.
1. Starbucks Rewards – Bí mật thành công của một ngân hàng ẩn mình
a. Khách hàng nạp tiền trước, Starbucks thu lợi nhuận từ lãi suất 0%
Chương trình Starbucks Rewards không chỉ là một chiến lược khách hàng thân thiết thông thường mà còn là một cách để Starbucks tạo ra nguồn vốn lưu động khổng lồ với lãi suất 0%.
- Dữ liệu tài chính đáng kinh ngạc:
- Tính đến tháng 3/2024, Starbucks có 34 triệu người dùng Starbucks Rewards đang hoạt động, nắm giữ 1,9 tỷ USD giá trị phần thưởng chưa sử dụng.
- So sánh, 85% ngân hàng ở Hoa Kỳ có tài sản dưới 1 tỷ USD, cho thấy Starbucks đã tích lũy một lượng “tiền gửi” lớn hơn nhiều ngân hàng nhỏ.
- Khách hàng không nhận lãi, Starbucks giữ tiền:
- Khách hàng nạp tiền vào ứng dụng Starbucks không nhận bất kỳ khoản lãi nào. Thậm chí, khoảng 10% số tiền này thường bị “lãng quên”, giúp Starbucks ghi nhận 215 triệu USD doanh thu từ khoản tiền chưa sử dụng trong năm 2023.
b. “Rút cà phê, không rút tiền”
Khác với ngân hàng, khách hàng Starbucks Rewards không thể rút tiền mặt. Họ chỉ có thể “rút cà phê”, tức là sử dụng số tiền đó để đổi lấy sản phẩm Starbucks. Điều này mang lại lợi ích lớn cho Starbucks:
- Tạo ra dòng tiền ổn định, đảm bảo doanh thu trong tương lai.
- Hạn chế chi phí xử lý rút tiền hoặc giao dịch.
2. Chiến lược tâm lý đằng sau Starbucks Rewards
Starbucks đã khéo léo áp dụng các nguyên tắc tâm lý để khiến khách hàng yêu thích việc tham gia Starbucks Rewards:
a. “Gamification” – Biến mua cà phê thành một trò chơi
- Chương trình Starbucks Rewards sử dụng các “ngôi sao” (Stars) để đánh đổi, tạo cảm giác như chơi một trò chơi tích điểm.
- Khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn đạt được phần thưởng, dù là nhỏ, như một chiếc bánh miễn phí hoặc giảm giá.
b. Tâm lý “mất mát”
- Khách hàng nạp tiền trước, và khi số tiền này nằm trong tài khoản Starbucks, họ cảm thấy áp lực phải sử dụng nó để tránh “mất trắng”.
- Điều này tạo ra thói quen ghé Starbucks thường xuyên hơn để tận dụng số tiền đã nạp.
c. “Hiệu ứng xã hội”
- Sự phổ biến của Starbucks và chương trình Rewards khiến khách hàng cảm thấy mình đang thuộc về một cộng đồng “đẳng cấp”.
- Uống Starbucks không chỉ là mua cà phê mà còn là tuyên ngôn phong cách sống.
3. Starbucks như một ngân hàng?
Mặc dù chưa chính thức hoạt động như một ngân hàng, Starbucks đang nắm giữ lợi thế mà nhiều ngân hàng truyền thống không có:
a. Tài chính ổn định
- Số tiền nạp trước từ khách hàng giúp Starbucks có nguồn vốn lưu động khổng lồ mà không phải chịu chi phí lãi suất.
b. Tiềm năng mở rộng
Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng Starbucks có thể tận dụng hệ thống Rewards để:
- Đầu tư dài hạn: Số tiền 1,9 tỷ USD có thể được sử dụng để đầu tư vào các quỹ hoặc tài sản sinh lời cao.
- Cho vay tiêu dùng: Starbucks hoàn toàn có thể mở rộng sang mảng tín dụng nhỏ hoặc hệ thống thanh toán di động để tăng nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, Starbucks không phải là “ngân hàng” duy nhất ẩn sau một thương hiệu tiêu dùng. Các thương hiệu tiêu dùng như Apple, Nike, hãng hàng không và thậm chí cả tư cách thành viên câu lạc bộ đều hoạt động như ngân hàng.
- Apple: Với Apple Pay và Apple Card, công ty này đã xây dựng một hệ sinh thái tài chính giúp người dùng thanh toán, tiết kiệm và vay tiêu dùng.
- Nike: Chương trình khách hàng thân thiết của Nike không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn xây dựng cộng đồng thể thao, thúc đẩy chi tiêu thường xuyên.
- Hãng hàng không: Các chương trình tích điểm bay (Miles) cũng hoạt động tương tự như ngân hàng, khi khách hàng trả trước và đổi lại các phần thưởng trong tương lai.
4. Bài học từ Starbucks: Tận dụng tâm lý và chiến lược tài chính
Starbucks đã khéo léo kết hợp chiến lược tài chính và tâm lý học để tạo ra một mô hình kinh doanh vượt xa việc bán cà phê. Các thương hiệu khác có thể học hỏi từ Starbucks để:
- Tạo ra chương trình khách hàng thân thiết thông minh:
- Tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm thú vị, dễ dàng để khách hàng tham gia và cảm thấy “có lợi”.
- Sử dụng vốn khách hàng một cách hiệu quả:
- Tận dụng số tiền trả trước từ khách hàng để đảm bảo dòng tiền ổn định và tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
- Kết hợp chiến lược tâm lý và marketing:
- Xây dựng cảm giác thuộc về cộng đồng, kết hợp các yếu tố trò chơi (gamification) và phần thưởng để giữ chân khách hàng.
Kết luận
Starbucks không chỉ là một thương hiệu cà phê mà còn là bậc thầy trong việc tận dụng tâm lý khách hàng và chiến lược tài chính. Bằng cách biến khách hàng thành những người “đầu tư” tự nguyện, Starbucks không chỉ đảm bảo dòng tiền ổn định mà còn xây dựng một cộng đồng trung thành trên toàn cầu. Đây chính là sức mạnh của một mô hình kinh doanh sáng tạo, mà mọi thương hiệu đều mơ ước đạt được.
Bổ Nhiệm Người Nổi Tiếng Làm CEO?
CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc Điều hành – là người chịu trách nhiệm cao nhất trong
Bổ Nhiệm Người Nổi Tiếng Làm CEO?
CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc Điều hành – là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành, quản lý và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp. Họ không chỉ là người đưa ra các quyết định quan trọng mà còn là bộ mặt đại diện cho thương hiệu, truyền tải tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cụm từ “CEO” đã không còn gói gọn trong những người có chuyên môn quản lý cao. Nhiều thương hiệu bắt đầu xu hướng bổ nhiệm người nổi tiếng làm CEO – không phải để điều hành thực tế mà nhằm mục đích quảng bá. Điều này dẫn đến những câu hỏi thú vị: Người nổi tiếng như HIEUTHUHAI vừa lo đi hát, vừa làm CEO kiểu gì?
HIEU THU HAI làm CEO cho hãng kem Celano
Hãy thực tế một chút: một người như HIEUTHUHAI – với lịch trình biểu diễn dày đặc, hình ảnh xây dựng trong lòng công chúng hoàn toàn dựa trên âm nhạc và giải trí – thì làm sao có đủ thời gian, chuyên môn, và kỹ năng để điều hành một doanh nghiệp lớn?
Vai trò của HIEUTHUHAI (hay những người nổi tiếng khác được bổ nhiệm làm CEO danh nghĩa) chỉ gói gọn trong việc trở thành “gương mặt đại diện” cho thương hiệu. Đây là một nước đi thông minh của đội ngũ marketing: biến hình ảnh người nổi tiếng thành cầu nối giữa thương hiệu và công chúng. Bản chất của chiến lược này giống với việc thuê đại sứ thương hiệu, nhưng được “nâng cấp” bằng cách khoác lên họ chiếc áo quyền lực mang tên CEO.
Hành động này không chỉ gây tò mò mà còn giúp thương hiệu tạo ấn tượng mạnh hơn trong mắt khách hàng, bởi CEO – khác với đại sứ thương hiệu – mang hàm ý của sự cam kết lâu dài và uy tín cao hơn. Đó chính là chiêu trò truyền thông được xây dựng cực kỳ tinh tế.
Chiến lược truyền thông hiệu quả hay tiềm ẩn rủi ro?
Thực tế chiến lược này không quá lạ với thị trường Mỹ – Âu, như chiến lược bổ nhiệm Lady Gaga làm Giám đốc Sáng tạo (Creative Director) của Polaroid vào năm 2010 là một ví dụ điển hình cho chiến lược truyền thông kiểu này. Khi ấy, Polaroid – một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng, đang loay hoay tìm cách tái định vị trước sức ép cạnh tranh từ các công nghệ mới.
Việc chọn Lady Gaga, một biểu tượng văn hóa pop với phong cách độc đáo, làm gương mặt đại diện đã giúp Polaroid thu hút sự chú ý của giới trẻ, một phân khúc khách hàng mà họ muốn chinh phục. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của Lady Gaga tại Polaroid không phải là điều hành hay xây dựng chiến lược mà chỉ đơn thuần là một phần của chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Kết quả? Polaroid nhận được sự quan tâm lớn từ truyền thông, nhưng sự hợp tác này không mang lại đột phá dài hạn cho công ty. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu “CEO người nổi tiếng” có phải là một chiến lược truyền thông bền vững, hay chỉ là một chiêu trò tạo tiếng vang nhất thời?
Mục đích thật sự của CELANO khi ra quyết định bổ nhiệm chính thức ngay tâm bão drama với Babyboo?
Trong nhiều trường hợp, việc bổ nhiệm người nổi tiếng làm CEO không hẳn là một chiến lược dài hạn, mà chỉ đơn thuần là một cách tung tin có kiểm soát trong thời điểm ngắn hạn. Mục tiêu của cách làm này là tạo ra hiệu ứng truyền thông lớn ngay từ đầu, giúp thương hiệu nhanh chóng được công chúng biết đến mà không cần đầu tư vào một chiến dịch marketing dài hơi.
Theo dự đoán, có thể việc “bổ nhiệm CEO” chỉ là chiến lược tung tin trong 1 thời điểm ngắn hạn, nhằm mục đích cho một lượng lớn khán giả biết tới sau đó có thể sẽ thương hiệu sẽ không còn một hoạt động nào liên quan nữa, điều này đang áp dụng cách hạn chế rủi ro về khủng hoảng truyền thông bằng cách tách biệt hình ảnh người nổi tiếng ra khỏi thương hiệu, truyền thông của thương hiệu sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào người nổi tiếng. Hiệu quả trong chiến lược này có thể khiến thương hiệu được rất rất nhiều người nhớ đến nhưng không bị ảnh hưởng uy tín nếu người nổi tiếng gặp scandal.
Bí quyết tạo nên thành công của chiến dịch Bổ nhiệm CEO
1. Tạo “cơn sốt” truyền thông tức thời
Bổ nhiệm một người nổi tiếng làm CEO ngay lập tức thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng. Với sức ảnh hưởng của người nổi tiếng, thông tin sẽ lan truyền nhanh chóng, thậm chí còn đạt hiệu ứng lan tỏa tự nhiên (viral) mà không cần chi phí quảng cáo lớn.
Ví dụ: Celano đã khiến khán giả tò mò và bàn tán khi công bố HIEUTHUHAI là CEO, ngay cả khi anh không có bất kỳ chuyên môn điều hành nào.
2. Tách biệt hình ảnh người nổi tiếng và thương hiệu sau chiến dịch
Điều đặc biệt trong chiến lược này là: ngay từ đầu, thương hiệu đã không gắn quá sâu hình ảnh của người nổi tiếng với giá trị cốt lõi của công ty. Họ chỉ cần mượn sức hút trong thời gian ngắn để tạo sự nhận diện.
Sau khi đạt được mục đích, thương hiệu có thể “rút lui” mà không cần tiếp tục dựa dẫm vào người nổi tiếng. Điều này hạn chế rủi ro nếu người đó gặp scandal, bởi hình ảnh thương hiệu đã được xây dựng độc lập.
3. Hiệu quả lâu dài mà không phụ thuộc
Dù chỉ là chiến lược ngắn hạn, hiệu ứng truyền thông từ chiến dịch này có thể kéo dài. Tên tuổi thương hiệu sẽ được công chúng nhớ đến ngay cả khi hình ảnh người nổi tiếng đã rời khỏi chiến dịch.
Đây là một cách thông minh để tránh tình trạng “thương hiệu bị ràng buộc với người nổi tiếng”, vốn là một rủi ro lớn trong các chiến lược đại sứ truyền thống. Hiệu quả của chiến lược này nằm ở sự “thoát hiểm” kịp thời sau khi đã đạt được mục tiêu quảng bá.
Rủi ro tiềm ẩn nếu như không khôn khéo
Sử dụng người nổi tiếng làm CEO danh nghĩa có thể là “con dao hai lưỡi”. Nếu thương hiệu biết cách giữ khoảng cách hợp lý, họ sẽ tận dụng được hiệu quả truyền thông ngắn hạn mà không lo ảnh hưởng dài hạn.
Nhưng nếu lạm dụng, rủi ro mất kiểm soát hình ảnh và khủng hoảng truyền thông có thể lớn hơn rất nhiều, dẫn đến sự mất uy tín của cả thương hiệu.
Khắc phục thế nào nếu gặp khủng hoảng
Trong trường hợp Celano lạm dụng chiến lược này, người nổi tiếng, trong vai trò CEO danh nghĩa gặp scandal, công ty sẽ đối mặt với một thách thức khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng. Hãy cùng phân tích một số phương án giảm thiểu khủng hoảng trước nhé
1. Phân tích nhanh mức độ nghiêm trọng của scandal
Nếu scandal liên quan trực tiếp đến công ty:
Ví dụ: HIEUTHUHAI có phát ngôn hoặc hành động ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Trong trường hợp này, công ty cần xử lý khẩn cấp vì thương hiệu sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Nếu scandal chỉ liên quan đến cá nhân:
Ví dụ: Vấn đề đời tư hoặc tranh cãi không liên quan đến sản phẩm.
Công ty có thể tách biệt hình ảnh thương hiệu với scandal cá nhân.
2. Tuyên bố chính thức từ công ty
Kịch bản 1: Tiếp tục hợp tác (Nếu scandal không nghiêm trọng):
Đưa ra thông cáo báo chí khẳng định scandal không ảnh hưởng đến giá trị và cam kết của công ty.
Nhấn mạnh rằng vai trò của HieuThuHai tại công ty mang tính đại diện, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Kịch bản 2: Chấm dứt hợp tác (Nếu scandal nghiêm trọng):
Công bố rõ ràng việc chấm dứt hợp đồng với HieuThuHai để giảm thiểu tổn hại cho thương hiệu.
Ví dụ: “Celano trân trọng đóng góp của HIEUTHUHAI, nhưng vì tôn trọng các giá trị đạo đức và cộng đồng, chúng tôi quyết định ngừng hợp tác.”
3. Tách biệt hình ảnh cá nhân khỏi thương hiệu
Nhấn mạnh rằng HIEUTHUHAI chỉ đảm nhận vai trò CEO danh nghĩa để quảng bá sản phẩm, không tham gia điều hành thực tế.
Khẳng định các giá trị cốt lõi và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của công ty không bị ảnh hưởng bởi scandal.
4. Kích hoạt chiến lược truyền thông khắc phục
Tăng cường quảng bá sản phẩm/dịch vụ: Sử dụng đội ngũ KOL hoặc nhân vật uy tín khác để làm nổi bật các giá trị thực sự của thương hiệu.
5. Chuẩn bị cho những câu hỏi từ công chúng
Tại sao lại chọn HIEUTHUHAI làm CEO?
Công ty có thể trả lời rằng đây là chiến lược quảng bá, không phải quyết định quản lý thực tế.
Ảnh hưởng của scandal đến sản phẩm/dịch vụ?
Khẳng định chất lượng sản phẩm và quy trình kinh doanh không liên quan đến các vấn đề cá nhân.
6. Kịch bản phòng ngừa cho tương lai
Xây dựng hợp đồng rõ ràng: Quy định rõ cách xử lý nếu đối tác là người nổi tiếng gặp scandal.
Dự phòng KOL khác: Luôn có sẵn những nhân vật có thể thay thế để giảm phụ thuộc vào một người.
Kết luận
Nếu scandal xảy ra, việc quan trọng nhất là tách biệt hình ảnh của HIEUTHUHAI với giá trị thương hiệu CELANO, đồng thời nhanh chóng đưa ra các hành động rõ ràng và minh bạch để lấy lại lòng tin của khách hàng. Quản lý khủng hoảng kịp thời sẽ giúp công ty giảm thiểu thiệt hại và duy trì uy tín
Bổ nhiệm người nổi tiếng làm CEO danh nghĩa là một chiến lược thông minh nếu thương hiệu biết cách kiểm soát và tách biệt hình ảnh ngay sau chiến dịch. Nó tạo ra sự chú ý lớn mà không để thương hiệu phụ thuộc lâu dài vào người nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, chiến lược này có thể trở thành con dao hai lưỡi, đẩy thương hiệu vào rủi ro lớn khi người nổi tiếng vướng scandal hoặc mất sức hút
Câu hỏi đặt ra: Chiến lược này liệu có phải là giải pháp tối ưu hay chỉ là ánh hào quang tạm bợ trong truyền thông?
Mời các bạn comment để thể hiện quan điểm!
Lộ trình học Marketing thực tế nhất
Nếu đã đọc bài này, chắc các bạn cũng đang rơi vào một trong vài hoàn cảnh sau:
Lộ trình học Marketing thực tế nhất
Nếu đã đọc bài này, chắc các bạn cũng đang rơi vào một trong vài hoàn cảnh sau: Mông lung trong con đường học Marketing, thiếu lộ trình học marketing hoặc lộ trình quá dài, thiếu thực tế, không biết mình đang học gì, sẽ làm gì và làm được gì. Mình thì “không từng” như thế, nên mình viết bài này mong sẽ có gì đó giúp ích cho các bạn.
Tại sao thường mất phương hướng việc xác lộ trình học Marketing
Để nói về lý do thì khá nhiều, nhưng vì nhiều nên cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi trên.
Lý do khiến các bạn sinh viên mất phương hướng trong việc xác định lộ trình học marketing cho mình đó là vì: “Marketing thì quá rộng, mà các bạn thì quá tham lam”
Việc tham gia vào một khâu được coi như nòng cốt của mọi doanh nghiệp thì không phải chỉ học 1 lần là làm được hết, với Marketing, con đường học không bao giờ dừng lại, Marketing quá rộng, thị trường thì luôn thay đổi và cập nhật theo từng giây. Bởi thế, không những rộng mà kiến thức thì càng ngày phải chuyên sâu hơn mới đáp ứng được nhu cầu.
Vế thứ 2 mình nói các bạn quá tham lam, tuy nhiên việc này là hậu quả của một suy nghĩ sai lệch vì các bạn được học Marketing, ngành học là Marketing, vì thế các bạn được dạy quá nhiều kiến thức, khiến các bạn nghĩ toàn bộ là cần thiết, và đâm đầu vào học, nhồi hết mớ này tới mớ khác vào trong đầu, nhưng nhìn lại thì toàn là lý thuyết, nhiều khi ra đời gặp còn không nhận ra đó là kiến thức mà mình từng học.
Vậy thì, đâu là con đường đúng đắn?
Cuối 2022 công ty mình nhận 20 sinh viên đến thực tập, điều khiến mình bất ngờ rằng đến 95% các bạn sinh viên năm cuối hầu như “không biết gì”, cần đào tạo và định hướng lại từ đâu.
Thực sự mình không hiểu nhà trường các bạn theo học đang dạy cái gì, hay các bạn học hành không tử tế, nhưng sinh viên chuyên ngành digital marketing lại không biết quản trị website bằng wordpress, không biết viết content chuẩn SEO, không biết dùng Canva thiết kế cơ bản,…
Tất nhiên mình vẫn vui vẻ đào tạo tất cả và thật mừng khi sau 3 tháng, mỗi đứa cũng có một vài kĩ năng nhất định để bắt đầu chinh chiến.
Lộ trình học Marketing tránh lan man, tập trung vào thực tế
Các cụ nói rồi: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, một nghề hơn nhiều nghề, các bạn đừng tham lam nữa!
Nhưng chớ có áp dụng rập khuôn, trong Marketing mà áp dụng theo các cụ thì chỉ có chết.
Nghe mâu thuẫn đúng không? Nhưng kĩ năng đầu tiên các bạn cần có là “72 phép biến hoá thần thông” của Tôn Ngộ Không đấy.
Trong Marketing, nếu áp dụng rập khuôn, các bạn sẽ đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Tương tự mấy thầy dạy làm giàu, dạy học trò thì răp rắp nghe theo nhưng 100 thằng thì được 1 thằng thành công.
Vậy điều đầu tiên khi các bạn làm Marketing, đó là kĩ năng “biến hoá”. Nghĩa là, cho dù mình có đưa cái lộ trình học Marketing mà mình cho là tốt nhất, thì các bạn cũng phải tự biến cho nó phù hợp với mình, nhớ nguyên tắc, “làm Marketing rập khuôn thì sẽ chết”
Các bạn cần biến mọi lý thuyết thành thực tế, biến của người ta thành của mình, biến những thứ đơn giản trở nên phức tạp, biến phức tạp trở nên đơn giản.
Dài dòng quá, tóm lại lộ trình học Marketing như thế nào mới chuẩn?
1. Làm gì có lộ trình học Marketing chuẩn, đã bảo rập khuôn là sẽ chết?
Lời khuyên: Hãy tìm thứ mà các bạn yêu thích, rồi lên mạng tìm một công việc phù hợp, đọc Job Description (JD) và bắt đầu tự xây dựng cho mình một lộ trình riêng.
Học và làm chủ từng gạch đầu dòng, tưởng tượng các bạn đang đi phỏng vấn và xem thử các bạn tự tin bao nhiêu % đối với tờ JD đó?
Còn nếu bế tắc ở phần nào, lời khuyên là tìm một vị trí thực tập không lương, xin làm đúng công việc có mô tả ở gạch đầu dòng mà các bạn đang bế tắc.
Cam kết luôn, sau 1 tháng các bạn sẽ làm chủ kĩ năng đó.
Cứ như vậy cho tới khi hoàn thành hết các gạch đầu dòng đó thì xách dép đi phỏng vấn thôi.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một cái nền tảng (gọi là xây nhà cần xây móng)
Lúc này doanh nghiệp nào tuyển các ông thì cũng 3 phần nể 7 phần thương
2. Lộ trình học Marketing cơ bản để dễ phát triển.
Đầu tiên là hiểu về ngành, các bạn học giúp mình các kiến thức cơ bản, theo mình các bạn chỉ cần đọc cuốn Marketing Căn Bản là đủ, nhớ highlight những phần quan trọng như:
Nền tảng cơ bản
- Nghiên cứu thị trường
- Thuật ngữ cơ bản
- Khách hàng, sản phẩm, USP, …
- Lập kế hoạch, chiến lược trong Marketing,…
- …
Kĩ năng viết content
Làm chủ kĩ năng viết Content là cách nhanh nhất để tồn tại trong doanh nghiệp.
Cơ bản thôi, nhưng phải biết, nên có thể các bạn sẽ phải đọc thêm bài về chủ đề này.
Kĩ năng thiết kế ảnh cơ bản
Nếu không chuyên về thiết kế, thì không cần học nhiều về các công cụ.
Tuy nhiên các thuật ngữ, bố cục ảnh, tư duy về màu sắc thì không thể không biết
Tiếp theo là học sử dụng 1 công cụ bất kì mà các bạn thích để có thể tự tay thiết kế được những gì cơ bản nhất và chỉnh sửa được những thứ mà các bạn không ưng ý.
Học về nền tảng Marketing.
Facebook, Google, Tiktok, Youtube, Instagram, … là nền tảng, nơi mà khách hàng của các bạn có mặt ở đó.
Hãy tìm hiểu về cách sử dụng, ưu nhược điểm, insight khách hàng trên từng nền tảng, chân dung khách hàng trên từng nền tảng, thói quen, mục đích mà nền tảng đó ra đời, các cách thức để phân phối một bài viết đến một tệp Audience,…
Mô hình chữ T
Trong vô số các cách thức để học Marketing, mình thấy mô hình chữ T (T-shape) khá là hiệu quả và thực tế.
Đây là một mô hình mà mình đã áp dụng và Recommend để các bạn dễ dàng định vị và thiết kế cho mình một lộ trình riêng để học và làm Marketing trong thời gian tới.
Nếu chưa từng nghe qua, mời các bạn đọc: Mô hình T-shape
Kết thúc lộ trình học Marketing
Marketing không có điểm kết thúc.
Tôi là Thế Thị Trường – thích học hỏi và chia sẻ về Market và Marketing!